Luật PCCC - Văn bản QPPL

CÁC HÌNH THỨC SỬ PHẠT KHI VI PHẠM LUẬT PCCC


Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
(khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính)
 
Vi phạm hành chính trong PCCC là một dạng của vi phạm hành chính và được hiểu là: hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước về PCCC mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật PCCC thì phải bị xử phạt hành chính.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, bao gồm:

Cảnh cáo: là một trong những hình thức xử phạt chính do cá nhân có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản và tiến hành theo thủ tục đơn giản.

Phạt tiền: là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước bắt buộc cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách Nhà nước. Là hình thức xử phạt phổ biến, áp dụng đối vói nhiều loại vi phạm hành chính.
- Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

Tước quyền sử dụnẹ giấy phép, chứng chỉ hành nghề: là sự tước bỏ có thời hạn hoặc không thời hạn việc sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề như: giấy phép lái xe, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân, V.V.... Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Mặc dù là hình thức xử phạt vi phạm hành chính bổ sung, nhưng tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có tác dụng rất lớn trong việc đấu tranh có hiệu quả đối vói những vi phạm hành chính, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông, kinh doanh, dịch vụ V.V.... Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về công tác PCCC, có các loại giấy: Giấy phép vạn chuyển vật liệu nổ, Giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ PCCC, Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự trong kinh doanh dịch vụ. Nếu các chủ thể có các loại giấy phép trên mà có hành vi vi phạm nghiêm trọng về PCCC thì có thể bị xử phạt bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính: Thực chất là tước bỏ quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đối với tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm để chuyển sang quyền sở hữu Nhà nước. Việc tịch thu được áp dụng đối với tang vật của vụ vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính nhiều lần hoặc trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Không phân biệt tang vật, phương tiện vi phạm đó thuộc hình thức sở hữu nào. Đối với tang vật, phương tiện thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác mà bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì không tịch thu đối với tang vật, phương tiện đó mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong lĩnh vực PCCC, hình thức xử phạt bổ sung này được áp dụng trong các trường hợp vi phạm: Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất cháy, vật liệu nổ, các hoá chất độc, các loại phương tiện, dụng cụ, chất chữa cháy không đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Trong lĩnh vực PCCC, các vi phạm hành chính phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này gồm có: Các hành vi xâm hại đến sự an toàn của hệ thống thoát nạn cho người trong các ngôi nhà, công trình, xâm hại đến hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, xâm hại đến các phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu, xâm hại đến hệ thống cung cấp nước chữa cháy tại chỗ cũng như bến lấy nước của xe chữa cháy, trụ nước chữa cháy v.v...

Comments

Popular posts from this blog

Đánh giá, so sánh, thông số kĩ thuật các loại bình chữa cháy bột BC & ABC

Thiết bị phòng cháy chữa cháy, PCCC

Đánh giá, so sánh, thông số kĩ thuật các loại bình chữa cháy khí CO2